ĐÁNH GÍA KHÍ ÂM VÀ KHÍ DƯƠNG
19-07-2011 | Nguồn: Feng shui at home

 

 

 

Bạn có biết bao giờ bước vào nhà của một người nào đó và cảm thấy bầu không khí không hài hòa, hoặc bị xáo động nghiêm trọng không? Nếu như bạn nhạy cảm với năng lượng , bạn có thể cảm thấy khó thở, ngột ngạt. Đôi khi năng lượng lạ làm bạn nhứt đầu kinh khủng. Điều này cho thấy, khí tại nơi bạn đang thăm viếng đối kháng với khí của bạn, hoặc ở đó có quá nhiều khí âm nên làm mất cân bằng khí của bạn.

Khí Dương nâng đỡ, duy trì sự sống của chúng ta, khi gặp những nơi có quá nhiều khí âm, chúng ta bị phản ứng. Phản ứng này thể hiện rõ đối với những ai nhạy cảm với năng lượng và có liên quan đến hoạt động với khí như người luyên khí công, yoga.

Thường đặc tính của khí âm là buồn chán, xung đột, năng lượng âm nhiều. Nếu bạn nghĩ đến tất cả các thuộc tính của âm, bạn có thể phát hiện ra khí âm, âm là tĩnh, yên lặng, bất động, lạnh, nặng nề, u tối là chết, không phải bàn chất của khí âm là xấu, nhưng nơi sinh sống rất cần đến khí dương, và do đó người ta không thích khí âm.

Khí đau thương.

Khi tập trung chú ý vào khí của một nhà nào đó, chúng ta cảm nhận sự rung động chế ngự ngôi nhà đó. Nếu như người trong nhà buồn rầu, bạn sẽ cảm nhận được một không khí sầu bi lan tỏa. Đi6 khi không khí trong nhà đem lại cảm giác chán nản, thất vọng làm bạn cũng thấy buồn chán theo.  Không khí nhà cửa buồn rầu chứa khí bệnh tật và đau thương. Điều này là do trong nhà thiếu khí dương.

Bạn cũng có thể cảm nhận sát khí nếu như có nó hiện diện. loại khí xung khắc này xuất phát từ tường và trần nhà, nếu bạn nhạy cảm với khí, bạn sẽ cảm nhận được  sự hiện diện của những con dao hoặc mũi tên vô hình tạo ra những cảm giác không dễ chịu. loại khí này rất có hại và nguy hiểm, gây ra bệnh tật, mất mát, tai nạn cho những người trong nhà.

Nhà cửa có nhiều năng lượng âm làm tiêu hao sinh khí tinh thần của những người cư ngụ trong đó. Những nơi ấy làm cho con người có cảm giác u mê, đờ đẫn, cần phải được tếp thêm sinh khí.

Tin tức cùng danh mục »
Tin tức mới cập nhật »