Ngãi Nàng Mơn
Nàng mơn có 3 loại trắng hồng và đỏ. Ngãi nàng mơn được trồng để cầu tài lộc trong kinh doanh, kinh doanh thương mại. Cây này được luyện vào buổi chiều tối từ 5 h đến 7 h. Mỗi ngày luyện 10 đến 15 sẽ giúp cho việc làm kinh doanh thương mại gặp nhiều suôn sẻ 1 cách không ngờ
Ngãi Ma Lai
Ngãi ma lai hay còn gọi là hồng tú cầu. Gia đình nào trồng hồng tú cầu trong nhà thì như thể gia đình có sẽ xảy ra chuyện, công việc thất bại, con cái bệnh tật, nhà cửa lục đục. Đây là 1 loại ngãi có độc tướng rất cao. Nó dùng trong đấu ngãi, áp vía, thư ngãi. Muốn luyện ngãi ma lai phải đi thật xa gia đình đến nơi hoang vắng nói có cây cao , tu luyện 49 mới ra hiệu quả. Ai muốn Cô Quả thì hãy nghĩ đến luyện ngãi ma lai.
Ngãi Nàng Chuyền Lá Dài
Nàng chuyền chuyền lá dài thường được trồng bên cạnh những ngôi mộ. Vì nàng chuyền dài nhảy nhánh con như cây trường sinh nên được người Miên ý niệm phát lộc phát lộc, con đàn cháu đống .
Ngãi Nàng Rù
Ngài nàng rù hay gọi là lan chi sọc. Chức năng của nó là rủ rê người mua cho gia chú. Nếu gặp người trồng không hợp với ngãi nàng rù nhanh gọn rùi tàn mặc dầu có chăm nom cẩn trọng đến đâu
Ngãi Nàng Mén
Đây là cây ngãi trồng để cầu duyên cầu tài, làm phép tình nhân. Người ta trồng ngãi nàng mén trước nhà để cầu tài, trồng hành lang cửa số phòng ngủ để cầu duyên, và củ ngãi để luyện phép yêu
Ngải Nàng Sắc
Hình dáng như nàng Chuyền trơn nhưng màu lá xanh đậm hơn và thân lá dài hơn. Phần ngọn lá nhọn chứ không bầu hoặc tròn như các loại nàng khác. Sau này, hiếm thấy nơi nào trồng loại ngải này. Có lẽ vì ít người biết công dụng của nó và khi trồng cũng khó trổ hoa. Công năng của nàng Sắc cũng dùng cho việc vận tài đắc lợi. Nhưng nó hay hơn các loại nàng khác ở chỗ có thể giữ nhà, đẩy bớt ám khí từ những kẻ cạnh tranh phá hoại ngầm việc làm ăn buôn bán.
Ngải Nàng Rù
Còn có tên gọi khác là ngải Quến hay ngải Quyến. Nơi bán hoa kiểng gọi đây là Lan chi sọc. Lá nàng Rù thanh mảnh, ngắn khoảng 20cm, đầu lá nhọn, hai bên viền sọc màu trắng, ở giữa có màu xanh lục, không đậm bằng màu của nàng Mơn.
Nàng Rù thường trồng trong chậu nhỏ. Người trồng thường đặt chậu lên cao theo các mức: đầu gối, thắt lưng, ngực, yết hầu, chân mày hoặc qua khỏi đầu. Nàng Rù cần nhiều ánh sáng mặt trời và sự chuyển động của không khí. Cho nên, nếu để úng nước, rễ củ sẽ bị thối dần và héo lá đến chết.
Ngải Nàng Quạt
Nàng Quạt có tên gọi dân gian là cây rẻ quạt. Rẻ quạt có tên khoa học Belamcanda sinensis (L.) DC, họ lay ơn. Đây là một loại cây mọc hoang sống lâu năm; thân rễ mọc bò. Lá mọc thẳng đứng, bẹ lá xếp vào nhau xòe ra như cái quạt. Lá hình mác dài 20-40 cm, rộng 1,5-2 cm. Hoa có cán dài 20-40 cm, chia thành nhiều cành, mỗi cành mang một cụm hoa. Hoa có 6 cánh màu vàng cam đỏ điểm đốm tía. Quả nang hình trứng. Hạt hình cầu xanh đen bóng, đường kính 5 mm. Đông y gọi là xạ can và xếp xạ can vào loại thuốc thanh nhiệt giải độc. Xạ can vị đắng, tính hàn, vào các kinh phế, can, có tác dụng trị đau hầu họng, trừ đờm, dịu ho. Xạ can hơi có độc. Người có tì vị hư hàn, trẻ em dưới 7 tuổi, phụ nữ có thai không được dùng.
Trong huyền môn, Nàng Quạt được luyện để làm bùa yêu. Thầy luyện ngải dùng bông của nó để luyện vào dầu. Bông rẻ quạt có nhiều màu sắc, mỗi màu lại sử dụng cho một công năng yêu khác nhau. Ví dụ, bông vàng luyện phép yêu dành cho những người ở gần nhau, bông đỏ dành cho người không có điều kiện gần gũi, bông trắng dùng cho phép yêu mà không thể cưới …
Tuy nhiên, có một điều mọi người cần nhớ. Khi luyện Nàng Quạt, khí vận của người luyện gắn liền với sự sống của cây. Nếu cây bị chết, người trồng sẽ bị xui xẻo không cứu vãn nổi.
Ngải Nàng Mén
Tên gọi khác là Nàng Mén hay Chúa Mén. Loại ngải này dáng như ngải Hổ nhưng nhỏ và thanh mảnh hơn. Không biết ở các vùng miền Đông Nam bộ và cao nguyên Bắc bộ có hay không, riêng ở miền Nam ngải Mén thường mọc phổ biến trên đỉnh núi Cấm – An Giang.
Ngải Mén rất kén thầy, phải là người có duyên mới bắt gặp được.
Công dụng của ngải Mén là cầu tài, cầu duyên và đặc biệt là làm phép yêu. Người ta thường trồng Nàng Mén trước cửa nhà để chiêu tài, trồng sau nhà gần cửa sổ phòng ngủ để cầu duyên và dùng rể, củ Nàng Mén để làm ngải yêu.
Nhiều bạn ngạc nhiên vì sao có nhiếu loại ngải yêu đến thế. Đó là công năng chung của các loại ngải Nàng cơ mà. Tuỳ duyên và khả năng luyện của mình mà các thầy ngải chọn cho mình một loại ngải phù hợp nhất để luyện phép yêu. Tuy nhiên, sở dĩ các thầy không luyện được ngải Nàng Quạt hay Nàng Mén vì không được người xưa chỉ dạy, hoặc không được ngải này chọn lựa.
Khi Nàng Mén trổ hoa, cánh hoa Mén có số lượng khác nhau. Số lượng khác, công năng cũng khác. Hoa 6 cánh dùng để làm dầu ăn nói, Mén có hoa 7 cánh dùng để làm phép chiêu tài đắc lợi vô cùng.
Ngải Nàng Thâm
Trước đây, trên các diễn đàn tâm linh, nhiều bạn trẻ tung hê không ít về loại ngải này. Ngải nàng Thâm là một loại ngải khó trồng, khó kiếm. Thói đời cái gì hiếm thì trở nên quý giá, thật ra công năng của ngải nàng Thâm cũng khá đặc trưng nhưng chưa phải là ghê gớm như mọi người thường nghĩ. Điều quan trọng là sức luyện của thầy đối với ngải ra sao mà thôi. Cây ngải nàng Thâm,còn có tên gọi theo Nam dược là thiềng liềng đen. Đây là cây và hoa của loại thiềng liền lá hẹp ,tức loại cây thấp nhất trong các loại địa liềng .
Hiện nay, trong lĩnh vực y học, nàng Thâm được xem là thuốc có khả năng tráng dương mãnh liệt. Người đời thường sử dụng sừng tê giác, hoặc đông trùng hạ thảo gì đó nhưng ít ai biết loại ngải này có khả năng thể hiện “bản lĩnh đàn ông”, chỉ cần sử dụng đúng liều, đúng giờ và hạn chế một số loại thức ăn kiêng kỵ, nàng Thâm đã trở thành vật bất ly thân của quý ông nhà ta.
Nhưng viết để biết vậy thôi, bản thân tôi cũng chưa bao giờ đi sâu tìm hiểu cái loại công năng đầy dục tính này. Trong lĩnh vực huyền môn, đây là loại ngải có ma thuật khá mạnh mẽ. Các thầy ngải có thể dùng loại này để cứu người hoặc hại người đều được.
Ngải Tổ
Cây Ngãi Tổ lá dài như lá cây trinh nữ hoàng cung, hoa lớn cở đầu ngón chân cái, có màu 3 màu vàng trắng đỏ xen vào nhau, rất hiếm ra, khi ra thì đôi ba ngày mới tàn, hoa nầy được người tin tưởng dị đoan phơi khô để vào bóp đựng tiền lấy hên khi giao dịch. Cây Ngãi Tổ còn gọi là cây ngãi Quấn hay ngãi Thái, sở dĩ có tên gọi như vậy là mô tả theo hình dáng của cây và xuất xứ của nó .
Năm 2006 cây ngãi nầy được tìm thấy tại Thái Lan, có sự chú ý về mặt dược tính của nó trong vấn đề y học : về bó liền xương, tạo dựng lại mô cơ và gân sớm cho người bị nạn. Cây ngãi nầy được mang về Việt Nam và trồng tại Cần Thơ trong 1 vườn thuốc nam, tuy nhiên có lẽ vì lí do phong thổ không phù hợp nên cây phát triển yếu, và dược tính cũng giảm đi khá nhiều .
Để tìm cách khôi phục dược tính của nó, các vị thầy thuốc đã đem nó lên miền Thất Sơn An Giang, nơi đây nổi tiếng là ở ngọn núi Cấm (Thiên Cẩm sơn) từ xưa nay tương tụ vô số, có thể nói là hàng trăm loại nam dược kỳ bí lừng danh …với hy vọng phát triển mạnh hơn về loại cây quí hiếm nầy .
Có lẽ vì do thổ cư phù hợp nên cây ngãi Quấn phát triển khá tốt, đem áp dụng sau khi trồng trên 1 năm với phần củ, thì thấy ứng dụng khá tốt trong việc bó lành gân xương phục hồi mau chóng