Con cóc trong dân gian nước ta những tính chất rất đặc biệt. Trên thế gian này tất cả các con vật táo tợn như hổ báo, khôn ngoan tinh quái như rắn rết, trí tuệ như con người, mỗi khi bị đòn đều co rúm lại; chỉ riêng cóc thì càng đánh càng phồng to ra, vậy nên cóc được coi là anh hùng nhất. Nói đến cóc là người ta nói đến sự anh hùng, dám cả gan lên kiện cả trời. Cái dũng của thánh nhân là có ở trong cóc nên dân gian đã có câu “Gan cóc tía”.
Ở đây, con cóc ba chân điển hình đầu đội lưỡng nghi, chân dẫm lên 2 lần tiền, lưng cõng chòm sao Đại Hùng, có cặp mắt giống như mắt người được nạm bằng hai viên hạt xa- phia, nói lên những người có được con cóc ba chân thì những điều họ nhìn thấy đáng giá như hạt ngọc. Trong miệng cóc thường có ngậm đồng tiền nói lên sự làm ăn phát đạt của gia đình. Nhiều người tin tưởng rằng đặt cóc trong nhà, nơi làm việc, nơi kinh doanh có ảnh hưởng rõ rệt đến công việc và cuộc sống. Người kinh doanh thì làm ăn phát đạt, người làm quan có cái dũng của thánh nhân – thắng không kiêu, bại không nản.
Theo phương pháp cổ truyền người ta hay đánh vía cho cóc để mong làm ăn phát tài, có lộc. Ngoài ra, người ta còn chọn ngày thiêng, giờ thiêng để đặt cóc trong nhà, và thú chơi cóc, mua tặng cóc như một món quà âu cũng là một nét đam mê của người Hà Nội hướng tới sự tốt lành, thịnh vượng trong gia đình.
Con cóc được làm bằng đá cẩm thạch giả ngọc, rất đẹp, ban đêm phát sáng trông như là ngọc vậy.Cách bài trí cóc ba chân:
- Cóc thường cho ngậm một đồng tiền xu, hoặc ba đồng tiền xu.
- Không nên đặt cóc quay mặt trở ra hướng ngoài của chính
- Đặc cóc chéo góc với cửa chính quay vào trong, nơi bàn làm việc, trên tủ đựng tiền, hoặc khu tài lộc của nhà. (st)