Theo quan niệm truyền thống của người Việt, phong thuỷ trong thiết kế nhà ở có ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh, sức khoẻ và sự may mắn của các thành viên trong gia đình. Do đó, trước khi thực hiện thi công nhà ở, chủ nhà nên tham khảo các nguyên tắc thiết kế để đáp ứng chuẩn phong thuỷ và tránh những điều kiêng kỵ.
1. Nguyên tắc phong thuỷ khi thiết kế kiến trúc nhà ở
Chủ nhà nên lưu ý một số nguyên tắc phong thuỷ khi thiết kế kiến trúc nhà ở như sau:
1.1. Hình dáng ngôi nhà
Phong thuỷ cho rằng, mỗi góc của ngôi nhà tương ứng với một phương vị – một mặt của đời sống gia chủ. Theo đó, những ngôi nhà có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật là lý tưởng nhất. Lý do là những hình dáng này sẽ giúp dòng năng lượng tuần hoàn trong nhà được cân bằng.
Nếu hình dáng ngôi nhà không cân đối hoặc bị khuyết góc, chủ nhà có thể bị ảnh hưởng một khía cạnh nào đó trong cuộc sống (tài lộc, công danh, sự nghiệp…).
Chủ nhà nên lưu ý một số hình dạng ngôi nhà cần tránh như:
- Kiểu nhà cái quạt: Ngôi nhà có hình dáng gần giống như một chiếc quạt, với phần trước rộng và phần sau hẹp. Theo quan niệm phong thủy, kiểu nhà này sẽ gây ra những bất lợi cho chủ nhà, như sự bất ổn, khó khăn, và thiếu may mắn trong cuộc sống.
- Kiểu nhà chữ bát: Kiểu nhà chữ bát với đặc trưng là phần giữa thấp và hai bên cao. Phong thuỷ cho rằng kiểu nhà bất đối xứng này sẽ mang đến nhiều tai hoạ và bệnh tật cho chủ nhân ngôi nhà.
- Kiểu nhà quang giang nhỏ cột to, cột bé: Kiểu nhà này thường xuất hiện ở các tỉnh miền Trung Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của kiểu nhà này là phần mái dốc, kết cấu khung cột bao gồm cột nhỏ và cột to đan xen nhau. Phong thuỷ cho rằng kiểu nhà này thường sẽ gây bất lợi cho công việc làm ăn của chủ nhà, dễ bị người khác lấn át.
Những ngôi nhà có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật là lý tưởng nhất sẽ giúp dòng năng lượng tuần hoàn trong nhà được cân bằng
1.2. Chú ý hướng nhà
Theo phong thủy, hướng xây nhà phù hợp sẽ giúp hút khí vượng, tạo nên sự hài hòa, bình an và thịnh vượng cho người ở. Ngược lại, nếu xây nhà sai hướng, sẽ gặp nhiều khó khăn, trắc trở, mất mát và bệnh tật.
Một trong những phương pháp xem hướng nhà theo tuổi phổ biến và đơn giản nhất hiện nay là phong thủy Bát Trạch. Theo đó, tuổi mệnh của mỗi người được chia làm hai nhóm chính là Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh. Mỗi nhóm lại bao gồm bốn cung mệnh khác nhau, cụ thể:
- Đông tứ mệnh: Khảm – Chấn – Ly – Tốn
- Tây tứ mệnh: Càn – Khôn – Đoài – Cấn
Ngoài ra, phong thuỷ cũng quy định nhóm Đông Tứ mệnh và Tây Tứ mệnh sẽ phù hợp với một số hướng nhà khác nhau:
- Chủ nhà thuộc nhóm Đông Tứ mệnh hợp xây nhà theo 4 hướng: Đông, Nam, Đông Nam và Bắc.
- Chủ nhà thuộc nhóm Tây tứ trạch hợp xây nhà theo 4 hướng: Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc.
Theo phong thủy, hướng xây nhà phù hợp sẽ giúp hút khí vượng, tạo nên sự hài hòa, bình an và thịnh vượng cho người ở
1.3. Thiết kế cổng nhà theo phong thuỷ
Cổng nhà là chi tiết kiến trúc đầu tiên gây ấn tượng khi đến với một công trình. Đây không chỉ là điểm nhấn thẩm mỹ mà còn là nơi thu hút vượng khí và ngăn chặn các tác động tiêu cực từ bên ngoài.
Để có được một cổng nhà hợp phong thủy, chủ nhà cần chú ý đến những điều sau đây:
- Kích thước cổng cân đối: Kích thước cổng chính cần phù hợp với quy mô và kiểu dáng của ngôi nhà.Theo quan niệm phong thuỷ, điều đại kỵ nhất khi thiết kế là xây cổng cao hơn nhà chính. Đây là biểu hiện của con người có tâm kiêu ngạo, công việc làm ăn dễ đổ vỡ.
- Cổng nhà không nên đối diện với bếp: Phong thuỷ coi phòng bếp như là “trái tim” của ngôi nhà, có liên quan mật thiết đến hạnh phúc và sự thuận hòa trong gia đình. Nếu thiết kế cổng đối diện bếp, vận khí tốt của gia đình bạn có thể thất thoát ra ngoài.
- Không thiết kế cổng nhà đối diện phòng ngủ: Phòng ngủ là không gian nghỉ ngơi, thư giãn nên luôn cần sự kín đáo và yên tĩnh. Trong khi đó, cổng nhà lại là khu vực người qua lại, khách tới lui ồn ào. Quan niệm phong thuỷ cho rằng, thiết kế cổng ở gần phòng ngủ có thể khiến chủ nhà sa sút về sức khỏe.
- Không nên thiết kế cổng quá kín hoặc quá cao: Theo quan niệm phong thủy, cổng nhà là nơi tiếp nhận và phân phối khí vận cho ngôi nhà. Do đó, cần thiết kế cổng nhà hợp lý, không quá cao hay kín đáo, để khí có thể lưu thông dễ dàng. Ngoài ra, cũng nên tránh trồng cây quá dày đặc trước cổng, vì điều này sẽ gây cản trở cho vận khí, tài lộc đồng thời ảnh hưởng đến thẩm mỹ tổng thể của ngôi nhà.
Cổng nhà là chi tiết kiến trúc đầu tiên gây ấn tượng khi đến với một công trình
1.4. Phong thuỷ mái nhà
Xét về khía cạnh phong thủy, mái nhà là điểm cao nhất của ngôi nhà. Đây là nơi đón những tia sáng đầu tiên, là điểm kết nối giữa trời và đất. Tại đây cũng là nơi năng lượng và các luồng khí tương tác với nhau.
Nếu hệ thống phong thủy mái nhà tốt sẽ tạo ra luồng khí tốt, thông thoáng và mang lại năng lượng tích cực. Ngược lại, mái nhà xây dựng sai sẽ làm tụ khí xấu hoặc thất thoát khí tốt. Chủ nhà và các thành viên trong gia đình có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, cản trở sự nghiệp, may mắn.
Khi xây dựng mái nhà, chủ nhà cần chú ý đến các yếu tố như hình dáng, màu sắc, vật liệu để phù hợp với tuổi, mệnh của mình. Cụ thể, một số nguyên tắc cần lưu ý là:
- Về hình dáng: Mái nhà nên có hình dáng cân đối, tránh các hình dạng méo mó, khuyết thiếu. Hình dáng vuông vức tượng trưng cho sự vững chắc, cân bằng, mang lại may mắn cho gia chủ.
- Về màu sắc: Khi lựa chọn màu sắc mái nhà theo phong thủy, chủ nhà nên tuân theo quy luật tương sinh, tương khắc. Nên lựa chọn những màu sắc ngói lợp thuộc bản mệnh hoặc tương hợp với mệnh của chủ nhà để mang lại nguồn năng lượng tích cực và nhiều điều tốt, điều may mắn.
- Về vật liệu mái nhà: Tương tự như màu sắc, chủ nhà cũng nên lựa chọn vật liệu lợp mái hợp với bản mệnh của mình. Ví dụ, chủ nhà mệnh Mộc có thể cân nhắc lựa chọn những vật liệu lợp mái bằng gỗ. Tuy nhiên, chủ nhà cũng nên cân nhắc đến tính bền vững và giá thành của vật liệu.
Xét về khía cạnh phong thủy, mái nhà là điểm cao nhất của ngôi nhà – nơi năng lượng và các luồng khí tương tác với nhau
1.5. Thiết kế hệ thống cửa
Trong phong thủy, hệ thống cửa được coi là nơi lưu thông khí, là nơi đón tài lộc, may mắn vào nhà. Cửa nhà phù hợp phong thủy sẽ tạo nhiều điều tốt lành cho gia chủ, giúp gia đình an khang, phát đạt.
Để cửa nhà ở hài hòa với phong thuỷ, chủ nhà nên tránh để các cửa đối diện nhau hoặc thẳng hàng nhau. Nếu có 3 bộ cửa thẳng hàng nhau, sẽ tạo thành ống hút khí làm mất đi sự cân bằng âm dương trong nhà.
Ngoài ra, chủ nhà cũng nên lưu ý rằng cửa nhà ở các tầng khác nhau không nên giống hệt nhau. Để phù hợp với từng không gian phòng, chủ nhà cần thiết kế kích thước cửa khác nhau. Ví dụ, cửa chính nhà ở nên có chiều dài, chiều rộng lớn hơn các cửa phòng ngủ, phòng làm việc… để tạo sự sang trọng và thoáng đãng. Cửa khu vực cầu thang, hành lang, lối vào phòng nên có kích thước vừa phải. Đồng thời, chủ nhà cũng cần tránh mở nhiều cửa hoặc cửa rộng quá bởi điều này biểu thị cho việc chủ nhà khó giữ được tiền.
Ngoài gia, chủ nhà cũng nên lưu ý thêm một số nguyên tắc thiết kế và bố trí cửa hợp phong thuỷ tại các phòng chức năng như sau:
- Phòng ngủ có cửa ra ban công thì nên đặt cửa ở phía đuôi giường để tránh gió lùa và ánh sáng chói vào mắt khi ngủ.
- Cửa ra vào phòng vệ sinh tránh mở ngay ở đầu giường hay phòng ăn
- Phòng thờ nên tránh mở cửa thẳng ra sân phơi hay khu vực giặt giũ bởi sẽ ảnh hưởng đến sự yên tĩnh và trang nghiêm của khu vực này.
- Cửa phòng thờ mà bước thẳng ra sân phơi hoặc nơi giặt giũ thì vừa thiếu tôn nghiêm lại không phù hợp khi sử dụng
- Nhà có sân rộng thì nên bố trí cổng nhà và cửa chính không thẳng hàng mà nên lệch nhau để tạo sự riêng tư và hạn chế khí xấu từ bên ngoài xâm nhập.
- Nhà có khu để xe trước nhà thì nên làm thêm cửa phụ hoặc rào cản để tách biệt không gian và tăng cường khí tốt, giảm bớt tác động tiêu cực từ xe cộ, khói bụi – mang ý nghĩa xấu trong phong thuỷ.
Trong phong thủy, hệ thống cửa được coi là nơi lưu thông khí, là nơi đón tài lộc, may mắn vào nhà
1.6. Phong thuỷ mặt tiền nhà ở
Mặt tiền nhà ở không chỉ thể hiện phong cách và cá tính của chủ nhân, mà còn có ảnh hưởng đến vận khí, vận mệnh và sự hòa hợp của gia đình.
Một số nguyên tắc phong thuỷ cơ bản khi trang trí mặt tiền nhà ở là:
- Tránh bố trí mặt tiền quán cầu kỳ, rối mắt: Việc bố trí quá nhiều chi tiết không chỉ kiến cho khu vực mặt tiền không thẩm mỹ mà còn là một dấu hiệu tiêu cực trong phong thuỷ.
- Tránh những hình thế không tốt về phong thuỷ: Chủ nhà không nên trang trí, sơn màu,… khu vực mặt tiền bởi các hình dạng không may mắn như: chữ L ngược, chữ X, tam giác, chữ Z.
- Cân đối kỹ lưỡng với khung cảnh xung quanh: Thiết kế mặt tiền nên hài hòa với môi trường xung quanh, tận dụng cây cối, địa hình và địa thế để tạo nên không gian sống đẹp mắt, sinh khí và cân bằng phong thủy.
Mặt tiền nhà ở không chỉ thể hiện phong cách và cá tính của chủ nhân, mà còn có ảnh hưởng đến vận khí, vận mệnh và sự hòa hợp của gia đình
1.7. Thiết kế cầu thang chuẩn phong thuỷ
Cầu thang là một trong những yếu tố quan trọng trong phong thủy nhà ở, có vai trò như một mạch dẫn khí, phân bổ sinh khí cho các tầng trong nhà. Sự lưu thông của dòng khí qua cầu thang có ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của gia chủ.
Vì vậy, khi thiết kế cầu thang, chủ nhà cần lưu ý những nguyên tắc sau để đảm bảo hợp phong thủy:
- Vị trí đặt cầu thang: Cầu thang không nên đặt ở giữa nhà, vì đây là vị trí trung tâm của ngôi nhà, thuộc hành Thổ, trong khi cầu thang lại thuộc hành Mộc. Hai hành này tương khắc, sẽ gây bất lợi cho gia chủ.
- Thiết kế cầu thang: Chủ nhà nên bố trí cầu thang theo chiều dọc nhà để tận dụng không gian và hài hòa với phong thủy. Cầu thang nên có chiều rộng từ 0,9 đến 1,2m để thuận tiện cho việc lên xuống.
- Số bậc cầu thang: Chủ nhà nên thiết kế số bậc cầu thang là số chẵn, tránh số 13, 14, 15, 19, 21, 23, 25, 29, 31, 33, 37, 39, 41, 43, 47, 49, 51, 53, 57, 59, 61, 63, 67, 69, 71, 73, 77, 79, 81, 83, 87, 89, 91, 93, 97, 99.
Cầu thang là một trong những yếu tố quan trọng trong phong thủy nhà ở, có vai trò như một mạch dẫn khí, phân bổ sinh khí cho các tầng trong nhà
2. Nguyên tắc phong thuỷ khi thiết kế các không gian chức năng
Đối với các không gian chức năng, dưới đây là một số nguyên tắc phong thuỷ mà chủ nhà cần lưu ý:
2.1. Phong thuỷ phòng khách trong thiết kế nhà ở
Phòng khách là không gian trung tâm của ngôi nhà, nơi thể hiện phong cách và cá tính của chủ nhân ngôi nhà. Phong thuỷ cho rằng phòng khách ảnh hưởng đến sự thịnh vượng, hòa hợp và bình an của gia đình.
Để tạo ra một không gian phòng khách hài hòa với phong thuỷ, chủ nhà cần chú ý đến các yếu tố như hướng, màu sắc, đồ nội thất, ánh sáng và cây cảnh. Cụ thể, những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế phòng khách mà chủ nhà cần quan tâm là:
- Vị trí phòng khách: Phòng khách là nơi tiếp đón khách và thể hiện phong cách của gia chủ, nên đặt ở vị trí trung tâm, gần cửa chính. Chủ nhà lưu ý không nên bố trí ghế ngồi và bàn uống nước đối diện cửa, mà nên lệch sang một bên dọc theo tường nhà hoặc theo hình chữ L để tạo sự thoải mái và riêng tư cho người ngồi.
- Màu sắc phòng khách: Theo phong thuỷ, màu sắc của phòng khách ảnh hưởng có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và cảm xúc của chủ nhà. Do đó, chủ nhà nên cân nhắc lựa chọn những gam màu hợp với cung mệnh của mình đồng thời hài hoà về thẩm mỹ. Một xu thế đang rất được ưa chuộng hiện nay là sử dụng gam màu sáng, nhẹ nhàng tạo cảm giác thoải mái và giúp không gian luôn sáng sủa, sạch sẽ.
- Cách bố trí bàn ghế: Phong thuỷ cho rằng bàn ghế sofa nên được sắp xếp sao cho cả khách và chủ nhà đều có thể nhìn thấy cửa chính, không bị quay lưng hay bị khuất tầm nhìn. Điều này giúp tạo cảm giác thoải mái, an toàn và thân thiện cho người ngồi.
- Vật phẩm phong thuỷ: Chủ nhà có thể lựa chọn những đồ vật mang ý nghĩa tốt đẹp, hút tài lộc và may mắn cho gia chủ như cây cảnh, tượng đá… Những vật phẩm này không chỉ có tác dụng phong thủy, mà còn mang lại không gian xanh, trong lành và gần gũi với thiên nhiên cho phòng khách.
- Đồ vật trang trí phòng khách: Theo nguyên lý phong thủy, những đồ vật có hình dạng tròn sẽ tạo nên một không gian ấm áp, sung túc, biểu hiện cho sự cân bằng, an lành. Bạn nên chọn những món đồ trang trí có hình tròn: Chẳng hạn như đèn ngủ, đồng hồ tường… vừa giúp tăng tính thẩm mỹ, vừa tạo nên vẻ đẹp hài hoà, sang trọng cho không gian phòng khách nhà mình.
Phong thuỷ cho rằng phòng khách ảnh hưởng đến sự thịnh vượng, hòa hợp và bình an của gia đình
Ngoài ra, chủ nhà có thể tham khảo một vài điều kiêng kỵ khi thiết kế nội thất phòng khách:
- Chia phòng khách làm nhiều ngăn: Phòng khách là không gian sinh hoạt chung của gia đình, mang ý nghĩa của sự sum vầy, đầm ấm. Do đó, không gian này cần được thiết kế thoáng đãng, rộng rãi để tạo cảm giác thoải mái, ấm cúng cho các thành viên trong gia đình. Việc chia phòng khách thành nhiều ngăn sẽ khiến không gian trở nên bí bách, chật chội, biểu hiện của sự không hòa hợp.
- Cửa phòng khách đối diện cửa sau, cửa sổ, nhà vệ sinh: Theo phong thủy, cửa phòng khách là nơi đón nhận tài lộc, may mắn của gia chủ. Thiết kế cửa chính thẳng các vị trí này sẽ khiến tài lộc thất thoát, gia đình gặp nhiều khó khăn, trắc trở.
- Sàn nhà phòng khách không bằng phẳng, lồi lõm: Điều này sẽ gây ra những phiền toái và biểu hiện sự không ổn định, khó khăn trong công danh và tài lộc của chủ nhà.
- Thiết kế phòng khách có nhiều góc nhọn: Những thứ có hình dạng nhọn hoặc cạnh sắc thường mang ý nghĩa tiêu cực. Do đó, nên chọn những đồ vật có hình tròn, vuông để tạo nên sự hài hòa cho phòng khách.
- Lắp đặt nhiều đường dây điện trên tường trong phòng khách: Dây điện trong phòng khách sẽ làm nhiễu các luồng khí đồng thời có thể gây nguy hiểm với các thành viên khác trong gia đình.
- Phòng khách không đủ sáng: Không gian phòng khách tối tăm, u ám là một lỗi phong thuỷ rất nghiêm trọng. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của chủ nhân ngôi nhà mà còn cản trở những nguồn năng lượng tích cực vào nhà.
2.2. Phong thuỷ phòng ngủ trong thiết kế nhà ở
Trong quan niệm phong thuỷ, phòng ngủ là không gian bắt nguồn của hạnh phúc. Do đó, việc bố trí thiết kế không gian phòng ngủ đóng vai trò quan trọng không kém các không gian chính trong nhà như phòng ngủ, phòng bếp.
Phòng ngủ nên nằm ở vị trí thuận lợi cho sức khỏe và tài vận của chủ nhân, tức là vị trí “tọa cát – hướng cát”. Ngoài ra, màu sắc và đồ nội thất trong phòng ngủ cũng nên được lựa chọn theo tuổi mệnh của người sử dụng để hợp với ngũ hành và mang lại nhiều điều tốt lành cho gia đình.
Cụ thể, chủ nhà chú ý một số điều sau khi thiết kế nội thất phòng ngủ:
- Tránh đặt phòng ngủ cạnh phòng bếp: Bếp là nơi sinh ra hỏa khí, nếu phòng ngủ đặt gần bếp sẽ khiến cho không khí trong phòng ngủ bị nhiễm hỏa khí, gây ra những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.
- Không nên bố trí quá nhiều nội thất có góc nhọn: Theo quan niệm phong thuỷ, các góc nhọn xuất hiện trong không gian phòng ngủ có thể gây ra những bất an, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người trong phòng.
- Cửa phòng ngủ không đặt đối diện cửa phòng vệ sinh, phòng thờ: Đây là những lỗi thiết kế nghiêm trọng trong phong thủy nhà ở. Cửa phòng ngủ đối diện với cửa phòng vệ sinh sẽ khiến cho khí âm từ phòng vệ sinh xâm nhập vào phòng ngủ, gây ra những bệnh tật, tai ương. Trong khi đó, cửa phòng ngủ đối diện phòng thờ sẽ làm mất đi vẻ trang nghiêm của không gian thờ tự.
Trong quan niệm phong thuỷ, phòng ngủ là không gian bắt nguồn của hạnh phúc
2.3. Phong thuỷ phòng bếp trong thiết kế nhà ở
Quan niệm phong thuỷ truyền thống cho rằng, nhà bếp là trái tim của ngôi nhà – nơi bắt nguồn của hạnh phúc. Một không gian nhà bếp đẹp mắt, phù hợp với phong thủy sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người trong gia đình.
Chủ nhà có thể tham khảo một số lưu ý sau để thiết kế không gian nhà bếp chuẩn phong thuỷ:
1 – Vị trí, hướng phòng bếp cho nhà ở
- Phòng bếp nên ở vị trí xa cửa chính, không thẳng hàng hoặc đối diện với cửa chính để tránh mất tài lộc và hao tài.
- Phòng bếp nên ở vị trí có thể quan sát được toàn cảnh căn phòng, không bị che khuất hoặc góc cạnh. Người nấu cũng nên hướng mặt ra cửa sổ hoặc cửa ra vào để tận dụng tốt ánh sáng tự nhiên.
- Phòng bếp nên cách xa nhà vệ sinh, phòng ngủ và khu vực bàn thờ để tránh xung khắc, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm linh của gia chủ.
- Chủ nhà nên chọn hướng phòng bếp phù hợp với tuổi và mệnh của gia chủ để tăng cường may mắn và hạnh phúc.
2 – Màu sắc phòng bếp:
Theo phong thuỷ ngũ hành, chủ nhà nên lựa chọn màu sắc phòng bếp hài hòa với cung mệnh của mình. Ví dụ, chủ nhà thuộc hành hoả nên chọn màu trong bếp là các màu xanh lá cây (Mộc sinh Hỏa) hoặc các màu đỏ đậm, cam thuộc hỏa, hoặc vàng thổ tránh các màu thuộc hành thủy.
Quan niệm phong thuỷ truyền thống cho rằng, nhà bếp là trái tim của ngôi nhà – nơi bắt nguồn của hạnh phúc
3 – Không gian nhà bếp
Một không gian nhà bếp đẹp mắt cần phải có sự cân đối, không quá rộng lớn hay quá chật hẹp. Theo phong thủy, nếu không gian nhà bếp quá mở sẽ làm cho tài lộc, may mắn bị thất thoát.
Ngược lại, nếu không gian nhà bếp quá nhỏ bé, quá kín đáo sẽ tạo ra sự u tối, lạnh nhạt, âm khí ứ đọng không tốt cho phong thủy nhà bếp. Hơn nữa, không gian nhà bếp quá kín cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi nhà bếp của bạn sẽ luôn ngập tràn khói, bụi, mù dầu mỡ.
4 – Lưu ý về yếu tố thuỷ trong không gian nhà bếp
Nhà bếp thuộc tính Hoả. Theo phong thuỷ ngũ, các yếu tố “Thủy” xung khắc “Hỏa”. Do đó, nếu không muốn không gian nhà bếp trở nên lạnh lẽo và ảm đạm thì bạn nên cân bằng hai thuộc tính này trong không gian nhà bếp.
Chủ nhà lưu ý không nên đặt vòi nước ngay cạnh bếp lửa hoặc đối diện bếp đun. Quan niệm xưa cho rằng, điều này sẽ khiến cho gia đình bất hoà, thường xuyên có những tranh chấp không đáng có.
Nếu không thể tránh được những trường hợp trên, bạn có thể dùng một chậu hoa hoặc cây xanh để làm trung gian giữa Thủy và Hỏa, giúp cân bằng và tăng sinh khí cho không gian nhà bếp.
2.4. Phong thuỷ phòng thờ trong thiết kế nhà ở
Với tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên để thể hiện lòng thành kính và sự tôn trọng với thế hệ đi trước, việc thiết kế và bố trí phòng thờ luôn được người Việt coi trọng. Thiết kế phòng thờ chuẩn phong thuỷ sẽ giúp gia đình luôn may mắn, bình an và có được nhiều thành công trong cuộc sống.
Một số lưu ý sau đây sẽ giúp chủ nhà thiết kế phòng thờ chuẩn phong thuỷ:
- Hướng đặt bàn thờ: Theo phong thủy học, bàn thờ không nên đặt hướng trực tiếp với cửa ra vào hoặc phía dưới cửa sổ. Lý do là như vậy sẽ khiến khí tốt bị thoát ra ngoài, ảnh hưởng đến sự an lành và may mắn của gia đình. Tuy nhiên, nếu nhà có diện tích nhỏ không có chỗ khác để đặt bàn thờ, có thể dùng rèm cửa để ngăn cách khu vực phòng thờ với không gian bên ngoài.
- Ánh sáng trong phòng thờ: Ánh sáng trong không gian phòng thờ đóng vai trò tạo nên không khí tâm linh và trang nghiêm. Do đó, nên chọn loại đèn có ánh sáng màu vàng và nhẹ nhàng, không quá chói hay lòe.
- Màu sắc phòng thờ: Phòng thờ là nơi tôn kính, bình yên, nên chọn những gam màu nhẹ nhàng, trung tính cho không gian. Màu xám, kem, vàng nhạt… là những màu sắc phù hợp, tạo cảm giác trang nghiêm mà không quá lạnh lẽo.
- Vị trí phòng thờ: Phòng thờ nên được bố trí ở tầng cao nhất của ngôi nhà, để thể hiện sự tôn trọng và cao quý. Tránh đặt phòng thờ ở phòng khách hay tầng 1, vì có thể bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn hay sự xáo trộn của cuộc sống.
Với tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên để thể hiện lòng thành kính và sự tôn trọng với thế hệ đi trước, việc thiết kế và bố trí phòng thờ luôn được người Việt coi trọng
2.5. Phong thuỷ nhà vệ sinh trong thiết kế nhà ở
Theo quan niệm phong thuỷ, khu vực nhà vệ sinh là nơi tích tụ nhiều uế khí, tỏa ra nguồn năng lượng xấu sinh ra trong quá trình sinh hoạt của gia đình. Khi thiết kế nhà vệ sinh, chủ nhà nên lưu ý những điều kiêng kỵ để có thể tránh những ảnh hưởng xấu đến tài vận và sức khoẻ của gia đình.
Cụ thể, chủ nhà nên kiêng kỵ những điều sau:
- Không đặt nhà vệ sinh ở vị trí trung tâm của ngôi nhà: Phong thuỷ cho rằng khu vực nhà vệ sinh luôn toả ra nguồn năng lượng xấu. Nếu được bố trí ở vị trí trung tâm, nguồn năng lượng này có thể dễ dàng lan tỏa đi khắp ngôi nhà.
- Không đặt ở cuối hành lang: Trong bối cảnh diện tích xây dựng nhà ở ngày càng hạn chế, nhiều gia đình chọn đặt nhà vệ sinh ở cuối hành lang để tận dụng diện tích. Tuy nhiên, đây là điều cấm kỵ trong phong thuỷ bởi hành lang sẽ dẫn năng lượng xấu từ nhà vệ sinh tỏa ra khắp ngôi nhà.
- Nhà vệ sinh kỵ liền với nhà bếp: Nhà bếp là nơi tạo ra hỏa khí, còn nhà vệ sinh là nơi có thủy khí. Hai loại khí này không hợp nhau, gây ra hiện tượng “thủy hỏa bất dung”, ảnh hưởng đến sức khỏe và tài vận của gia chủ.
- Không nên đặt nhà vệ sinh ở hướng Bắc và Đông Bắc: Theo quan niệm phong thuỷ, đây là hai hướng có hung khí mạnh, nếu để nhà vệ sinh ở đây sẽ khiến gia chủ dễ mắc các bệnh nặng như tim mạch, gan nhiễm mỡ, trúng độc… Người già và trẻ em sẽ càng dễ bị ảnh hưởng nhiều hơn.
- Nhà vệ sinh không nên đặt ở hướng Đông Nam, Tây Nam: Hướng Đông Nam hướng Tây Nam là liên quan đến tài lộc và tình duyên của gia chủ. Nếu để nhà vệ sinh ở đây sẽ khiến tài lộc và tình duyên bị thoát đi, gây ra sự thiếu thốn và bất hòa trong gia đình. Hướng Tây Bắc hoặc Đông sẽ là lựa chọn tốt hơn cho việc bố trí nhà vệ sinh.
Theo quan niệm phong thuỷ, khu vực nhà vệ sinh là nơi tích tụ nhiều uế khí, tỏa ra nguồn năng lượng xấu sinh ra trong quá trình sinh hoạt của gia đình
Nguồn sưu tầm